• CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ THIẾT LẬP

    Mang lại giá trị cho khách hàng là thành công của chúng tôi!

    Hotline tư vấn: 0977 349 780
  • Mang lại giá trị cho khách hàng là thành công của chúng tôi!

    09/01/2024 10:31:44

    Thành lập chi nhánh cho công ty là một quyết định chiến lược quan trọng và nên được đưa ra sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng. Thông qua bài viết này, Tư vấn Thiết Lập sẽ gửi đến các nội dung liên quan cần thiết để giúp khách hàng có đủ thông tin trước khi tiến hành mở chi nhánh cho công ty.

    Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của công ty

    Theo khoản 1, điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 nêu rõ: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.”

    Vai trò, đặc điểm và các loại hình hoạt động của chi nhánh

    Vai trò của chi nhánh

    Từ định nghĩa nhiệm vụ của chi nhánh là thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng đại diện cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy chi nhánh có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

    Vai trò đầu tiên của việc thành lập chi nhánh là mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty. Việc công ty mở thêm chi nhánh tại các địa phương khác nhau cho thấy tầm hoạt động và ảnh hưởng của công ty được mở rộng. Công ty sẽ mang thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với nhiều vùng miền khác nhau.  Từ đó, quy mô thị trường và nguồn khách hàng cũng được gia tăng và nhân rộng đáng kể.

    Vai trò thứ hai của chi nhánh đó là nâng cao phạm vi tiếp cận và chăm sóc khách hàng cho công ty. Việc mở thêm chi nhánh ở các vùng miền, tỉnh thành khác nhau mang đến sự thuận tiện khi khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của công ty. Rút ngắn khoảng cách đi lại giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và tiện lợi hơn khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

    Vai trò thứ ba là kết quả tất yếu, chi nhánh sẽ mang về thêm một khoản lợi nhuận cho công ty trong quá trình hoạt động. Thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh thị phần, quảng bá thương hiệu cho công ty.

    Đặc điểm của chi nhánh

    Chức năng của chi nhánh

    Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc thực hiện được đầy đủ chức năng kinh doanh cũng như chức năng đại diện.

    Tuy nhiên, chi nhánh không có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Và chi nhánh cũng không thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chính vì vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Điều này cũng được quy định rõ tại khoản 1, điều 84 Bộ luật Dân sự 2015, số 91/2015/QH13.

    Vì sở hữu chức năng kinh doanh và chức năng đại diện, nên chi nhánh được quyền đăng ký con dấu và tài khoản ngân hàng, tài khoản nộp thuế riêng.

    Đặc biệt, trong 3 loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp gồm: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh là đơn vị duy nhất có thể đăng ký phát hành và sử dụng hóa đơn VAT.

    Loại hình hoạt động của chi nhánh

    Các loại hình hoạt động của chi nhánh công ty

    Doanh nghiệp thành lập chi nhánh phục vụ cho nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc.

    Hai hoại hình chi nhánh này có cùng một số đặc điểm chung như sau:

    - Cả hai loại hình đều không có tư cách pháp nhân

    - Mức thuế môn bài phải nộp hàng năm là 1.000.000 đồng

    - Đều có chức năng hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện ủy quyền

    - Đều xuất được hóa đơn VAT cho khách hàng, có thể sử dụng con dấu riêng và hóa đơn điện tử riêng

    - Hoạt động của chi nhánh đặt dưới sự ủy quyền và quy định của công ty chủ quản.

    Ngoài những điểm chung kể trên, giữa loại hình chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc có các điểm khác nhau cụ thể:

    Loại hình chi nhánh hạch toán độc lập

    Có cơ quan thuế quản lý là cơ quan thuế tại địa bàn đặt trụ sở chi nhánh;

    Kê khai và nộp lệ phí môn bài tại cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh;

    Kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN tại cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh;

    Có bộ máy kế toán riêng, hạch toán sổ sách, báo cáo thuế, báo cáo tài chính như một công ty độc lập;

    Phải đăng ký tài khoản thuế riêng, mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh.

    Loại hình chi nhánh hạch toán phụ thuộc

    Trong loại hình chi nhánh hạch toán phụ thuộc, ta cũng phân chia thành hai loại hình. Thứ nhất, đó là chi nhánh hạch toán phụ thuộc có địa chỉ khác tỉnh so với trụ sở chính. Thứ hai là chi nhánh hạch toán phụ thuộc có địa chỉ cùng tỉnh với trụ sở chính.

    Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có địa chỉ khác tỉnh so với trụ sở chính

    Cơ quan thuế quản lý là cơ quan thuế tại địa bàn đặt chi nhánh;

    Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh;

    Toàn bộ chứng từ, số liệu về doanh thu, chi phí đưa về trụ sở chính để kê khai báo cáo thuế, báo cáo tài chính cùng với công ty chủ quản và các đơn vị phụ thuộc khác;

    Công tác kế toán của chi nhánh hạch toán phụ thuộc được hạch toán tập trung tại trụ sở chính công ty;

    Có tài khoản thuế riêng, mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh. Hoặc trụ sở chính sẽ tiến hành kê khai và nộp thuế vãng lai cho chi nhánh.

    Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có trụ sở cùng tỉnh so với trụ sở chính

    Có cơ quan thuế quản lý chi nhánh là cơ quan thuế hiện đang quản lý trụ sở chính;

    Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính;

    Toàn bộ chứng từ, số liệu về doanh thu, chi phí đưa về trụ sở chính để kê khai báo cáo thuế, báo cáo tài chính cùng với công ty chủ quản và các đơn vị phụ thuộc khác;

    Công tác kế toán của chi nhánh hạch toán phụ thuộc được hạch toán tập trung tại trụ sở chính công ty;

    Không có tài khoản thuế riêng và không mở tài khoản ngân hàng riêng cho chi nhánh.

    Những yêu cầu cần đáp ứng khi thành lập chi nhánh

    1. Phải thành lập công ty trước khi thành lập chi nhánh

    Yêu cầu bắt buộc trước khi thành lập chi nhánh là phải có pháp nhân công ty. Tức là công ty phải được thành lập trước, sau đó mới tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh.

    Ngoài ra, để tiến hành được thủ tục, công ty phải đảm bảo tình trạng đang hoạt động và không bị khóa mã số thuế.

    Kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty ta có thể vào trang Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch đầu tư

    [caption id="attachment_677" align="alignnone" width="800"]Kiểm tra tình trạng hoạt động tại cổng thông tin Đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT Kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty tại cổng thông tin Đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT[/caption]

    Hoặc có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty tại trang Tổng cục thuế

    [caption id="attachment_678" align="alignnone" width="800"]Kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty tại cổng thông tin Tổng cục thuế Kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty tại cổng thông tin Tổng cục thuế[/caption]

    2. Yêu cầu về cách đặt tên cho chi nhánh

    Việc đặt tên cho chi nhánh cần tuân thủ đúng theo yêu cầu tại điều 40 Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể là:

    - Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

    - Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

    Tổng quan, việc đặt tên chi nhánh bắt buộc phải có 2 yếu tố cấu thành sau:

    - Tên đầy đủ của doanh nghiệp

    - Cụm từ “Chi nhánh”

    Ví dụ: Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Thiết Lập thành lập chi nhánh thì có thể đặt tên như sau:

    - Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Thiết Lập

    - Chi nhánh tại ….. - Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Thiết Lập

    - Phòng giao dịch – Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Thiết Lập

    3. Yêu cầu về ngành nghề kinh doanh của chi nhánh

    Tại khoản 1, điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

    Do đó, chi nhánh chỉ được phép đăng ký các ngành nghề mà công ty đã đăng ký. Chi nhánh có thể đăng ký đầy đủ mã ngành nghề như công ty hoặc ít hơn tùy vào mục đích hoạt động.

    Khách hàng có thể xem thêm bài viết: Bổ sung ngành nghề cho Chi nhánh - Những điều cần lưu ý

    4. Yêu cầu về trụ sở đặt chi nhánh

    Nơi đặt trụ sở của chi nhánh chính là địa chỉ liên lạc của chi nhánh hay rộng hơn là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    Tùy theo nhu cầu hoạt động, chi nhánh có thể được mở trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Doanh nghiệp cũng được quyền mở chi nhánh tại nước ngoài.

    Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở một hoặc nhiều chi nhánh trên cùng một địa bàn xác định.

    Địa chỉ được xác định theo địa giới hành chính bao gồm 4 cấp:

    - Số nhà/đường/phố/tổ/xóm/ấp/thôn

    - Phường/Xã/Thị trấn

    - Quận/Huyện/Thị xã/TP thuộc tỉnh

    - Tỉnh/Thành phố

    Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;

    Trước khi thành lập chi nhánh, việc lựa chọn địa chỉ đặt chi nhánh cũng cần lưu ý. Địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh không thuộc căn hộ chung cư, nhà ở tập thể. Nếu thuộc khu thương mại Shophouse thì cần xuất trình giấy tờ xác nhận của UBND cấp Quận/huyện về chức năng hoạt động của khu thương mại đó.

    5. Yêu cầu về Người đứng đầu chi nhánh

    Người đứng đầu chi nhánh phải trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự. Ngoài ra không thuộc các trường hợp là cán bộ công nhân viên chức, người đang bị truy cứu trách nhiệm, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại các cơ quan nhà nước.

    Người đứng đầu chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ các thành viên của công ty. Người đứng đầu chi nhánh cũng có thể là đại diện pháp luật của công ty.

    Hoặc người đứng đầu chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài, đáp ứng thỏa mãn các điều kiện nêu trên.

    Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của công ty theo phạm vi và thời hạn được quy định trong ủy quyền.

    Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

    Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty bao gồm các tài liệu sau:

    - Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh

    - Biên bản họp HĐTV/HĐQT về việc thành lập chi nhánh

    - Quyết định thành lập chi nhánh của CSH/HĐTV/Chủ tịch công ty/HĐQT

    - Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD

    - Bản sao y công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân (Thẻ CCCD/ CMND hoặc Hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh

    - Bản sao y công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân (Thẻ CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu) của người đại diện làm thủ tục ĐKKD

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ, hồ sơ được nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư của Tỉnh/Tp nơi đặt địa chỉ chi nhánh.

    Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

    Sau khi kiểm tra tính hợp lệ về các yếu tố như: Tên, địa chỉ, ngành nghề, thông tin người đứng đầu chi nhánh…Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo kết quả chấp thuận hồ sơ. Lúc này khách hàng sẽ nhận được File Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tạm thời. Thêm 2 ngày tiếp theo, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi kết quả chính thức qua đường bưu điện.

    Các công việc cần tiến hành sau khi thành lập chi nhánh

    - Đặt in bảng hiệu thông tin chi nhánh và gắn tại địa chỉ của chi nhánh.

    - Lập tờ khai môn bài và nộp thuế môn bài cho chi nhánh. Về việc nộp thuế môn bài cần lưu ý 03 trường hợp sau đây:

    • Nếu chi nhánh thành lập trong khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì số tiền thuế môn bài sẽ là 1.000.000 đồng.
    • Nếu chi nhánh thành lập trong khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì chỉ nộp 50% tiền thuế môn bài là 500.000 đồng.
    • Nếu công ty chủ quản được thành lập trong năm, đang thuộc diện miễn thuế môn bài thì chi nhánh cũng được miễn thuế môn bài trong năm đó.

    - Đăng ký và kích hoạt tài khoản thuế điện tử cho chi nhánh (trường hợp hạch toán độc lập)

    - Thông báo đăng ký sử dụng và phát hành hóa đơn điện tử (nếu có)

    - Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử thông qua tài khoản ngân hàng (trường hợp hạch toán độc lập)

    Hy vọng qua bài viết này, khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại hình chi nhánh. Nếu khách hàng cần tư vấn thêm thông tin thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Tư vấn Thiết Lập để được hỗ trợ sớm nhất.

    Xin chân thành cám ơn!
  • DỊCH VỤ

  • Dịch vụ của Tư vấn Thiết Lập

    Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả... Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!

  • DỊCH VỤ

  • Dịch vụ của Tư vấn Thiết Lập

    Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả... Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!