Cách bảo vệ chi phí khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra
Thứ Sáu-25/10/2024 9:48
Tư vấn Thiết Lập xin chào mọi người! Chắc có lẽ trong nghề kế toán ít nhất một vài lần kế toán viên sẽ gặp trường hợp khách hàng đến Công ty mua hàng nhưng Công ty thì vẫn đang chờ nhà cung cấp xuất hóa đơn đầu vào. Công việc kế toán không chỉ dừng lại ở việc là tuân thủ một cách cứng nhắc các quy định, đúng quy định thì cho làm và không đúng quy định là không không làm. Không phải như thế nhé các bạn, thời buổi kinh tế khó khăn mà nếu mình xử lý như vậy thì khách hàng sẽ lựa chọn đối tác khác và công ty mình sẽ tổn thất nặng nề. Như trường hợp về thời gian xuất hóa đơn mà Tư vấn Thiết Lập nêu ra dưới đây là một tình huống điển hình thể hiện được trình độ và kỹ năng xử lý của một kế toán chuyên nghiệp và lành nghề.
Xử lý khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra
Chi phí đầu vào được khấu trừ, đươc là phải có:
Bán hàng công nợ là nên có hợp đồng, hoặc là các hợp đồng có giá trị lớn từ 20tr trở lên.
Thời điểm ghi nhận công nợ trong bán hàng thương mại là thời điểm bàn giao quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Trường hợp mua hàng bàn giao hàng hóa ngày hôm nay mà 10 ngày sau hoặc tháng sau mới xuất hóa đơn có được không? Vấn đề gì xảy ra?
Ví dụ lỡ nhận hàng ngày hôm nay rồi, ngày mai mình cũng giao hàng cho khách rồi nhưng qua tháng sau nhà cung cấp mới xuất hóa đơn cho mình, có nghĩa là hóa đơn đầu vào SAU hóa đơn đầu ra, trong trường hợp đó làm thế nào để bảo vệ được giá vốn của mình?
Chứng từ giao hàng ngày hôm nay mình cũng xuất hóa đơn ra luôn rồi nhưng HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO thì qua tháng sau khách hàng (NCC) mới xuất cho mình, như vậy thì cái hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra. Cái hóa đơn mua vào của mình được xuất sau hóa đơn bán ra. Vậy thì làm thế nào để bảo vệ được cái giá vốn của mình đây? Và đảm bảo không bị âm kho bởi vì chúng ta đã có chứng từ giao hàng rồi.
Vấn đề là làm sao để người mua bảo vệ được chi phí của mình, bảo vệ được giá vốn của mình trong trường hợp là cái hóa đơn đầu vào người ta xuất sau cái hóa đơn đầu ra của mình.
Nếu chứng từ giao nhận không có dấu mộc của công ty thì nó chưa hợp pháp, chưa đủ độ tin cậy.
Chứng từ giao nhận hàng hóa có đóng dấu treo Công ty
Yêu cầu nhà cung cấp trên phiếu giao nhận phải có đóng dấu mộc lên thì mới hợp pháp. Yêu cầu đóng dấu chỗ giám đốc ký hoặc ít nhất phải có dấu treo trên góc trái của chứng từ giao nhận. Như vậy thì cho dù hóa đơn mua vào xuất sau thì mình vẫn bảo vệ được chi phí của mình, vẫn bảo vệ được giá vốn của mình mà không bị âm kho nữa.
Và trong trường hợp này, bên xuất hóa đơn sai thời điểm có khả năng cao sẽ bị phạt, đó là chuyện của bên bán còn bên mình thì vẫn bảo vệ được chi phí của mình, bảo vệ được giá vốn của mình.
Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó.
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả...
Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!
Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó.
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả...
Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!