• CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ THIẾT LẬP

    Mang lại giá trị cho khách hàng là thành công của chúng tôi!

    Hotline tư vấn: 0977 349 780
  • Mang lại giá trị cho khách hàng là thành công của chúng tôi!

    HIỂU ĐÚNG VỀ TỔ CHỨC CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN

    Thứ Sáu-12/01/2024 10:25

    Tư cách pháp nhân hay thường gọi là “Pháp nhân” là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong thời buổi kinh tế ngày nay. Tuy nhiên, hiểu đúng về tổ chức có tư cách pháp nhân vẫn còn là mặt hạn chế với nhiều người.

    Khái niệm thế nào là “tư cách pháp nhân”

    4 điều kiện để có tư cách pháp nhân

    Tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 04 điều kiện sau đây:

    Phải được thành lập theo quy định của Luật pháp;

    Ví dụ: Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân do Luật doanh nghiệp 2020 quy định.

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Hiểu rõ loại hình công ty Cổ phần trước khi đăng ký thành lập

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Định nghĩa và đặc điểm

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập Công ty TNHH MTV

    Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;

    Cụ thể là: Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Cơ quan điều hành được tổ chức và hoạt động theo quy định ghi trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

    Ví dụ: Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức quản lý điều hành công ty là Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    Ví dụ: Chủ sở hữu, thành viên công ty hoặc cổ đông công ty phải góp vốn điều lệ khi thành lập công ty. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào. Tức là pháp nhân công ty tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của công ty là số vốn điều lệ.

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Nguyên giá của Tài sản cố định (TSCĐ) có bao gồm thuế VAT không?

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Cách bảo vệ chi phí khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra

    Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Như vậy, để thỏa mãn điều kiện được công nhận có “tư cách pháp nhân” thì tổ chứng phải đáp đứng đủ 4 kiều kiện trên. Nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên thì tổ chức được xem là không có tư cách pháp nhân.

    Các loại hình doanh nghiệp có và không có tư cách pháp nhân

    Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì hiện nay, khái niệm doanh nghiệp bao gồm có 5 loại hình sau:

    Công ty TNHH Một thành viên

    Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

    Công ty Cổ phần

    – Công ty Hợp danh

    – Doanh nghiệp tư nhân

    Mặc dù mỗi tổ chức dưới tên gọi chung là công ty hoặc doanh nghiệp, tuy nhiên sẽ có loại hình tổ chức có tư cách pháp nhân và có loại hình không có tư cách pháp nhân.

    Để phân tích rõ, chúng ta sẽ đi trình tự chi tiết bản chất từng loại hình doanh nghiệp.

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Chi phí mở công ty tại TpHCM rẻ nhất là bao nhiêu?

    >>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty trọn gói – Uy tín, Chuyên nghiệp, Chi phí thấp nhất

    Loại hình công ty TNHH một thành viên (TNHH MTV)

    Tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 74, Luật doanh nghiệp 2020 nêu rõ:

    Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

    Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Bài viết có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập Công ty TNHH MTV

    Loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên

    Tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 46, Luật doanh nghiệp 2020 nêu rõ:

    Công ty TNHH Hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

    Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Loại hình công ty Cổ phần

    Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    (Điểm c, Khoản 1, Điều 111, Luật doanh nghiệp 2020)

    Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    (Khoản 2, Điều 111, Luật doanh nghiệp 2020)

    Loại hình công ty hợp danh

    Tại Điểm b Điểm c, Khoản 1, Điều 177, Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ:

    Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

    Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

    Và tại Khoản 2, Điều 177, Luật doanh nghiệp 2020: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Loại hình doanh nghiệp tư nhân

    Khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    Việc cá nhân mang tài sản của mình ra để chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp khiến DNTN mất tính độc lập về tài sản. Như vậy có thể thấy rằng, DNTN không có tài sản độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp. Xét lại điều kiện về tính độc lập tài sản để đánh giá một tổ chức có tư cách pháp nhân thì DNTN không thỏa mãn.

    Do đó, trong 5 loại hình doanh nghiệp, thì DNTN là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

    Đơn vị phụ thuộc của công ty có tư cách pháp nhân không?

    Đơn vị phụ thuộc của công ty bao gồm:

    – Chi nhánh

    – Văn phòng đại diện

    – Địa điểm kinh doanh

    Bài viết có thể bạn quan tâm: thủ tục thành lập Chi nhánh cho công ty

    Theo Điều 44, Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

    – Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    – Văn phòng đại diện (VPĐD) là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

    – Địa điểm kinh doanh (ĐĐKD) là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

    Như vậy, có thể thấy chi nhánh, VPĐD và ĐĐKD đều là những đơn vị hoạt động phụ thuộc vào doanh nghiệp thông qua việc ủy quyền. Do đó, cả 3 loại hình đơn vị phụ thuộc này không đáp ứng được điều kiện “nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

    Ngoài ra, điều kiện “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” cũng không được thỏa mãn trên 03 loại hình phụ thuộc này.

    Vì vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

    Như vậy có các loại hình sau đây không có tư cách pháp nhân bao gồm:

    – Doanh nghiệp tư nhân

    – Chi nhánh

    – Văn phòng đại diện

    – Địa điểm kinh doanh

    Phân biệt tổ chức có tư cách pháp nhân

    Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ và sâu rộng hơn về khái niệm “tư cách pháp nhân”.

    Xin chân thành cám ơn!

  • DỊCH VỤ

  • Dịch vụ của Tư vấn Thiết Lập

    Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả... Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!

  • DỊCH VỤ

  • Dịch vụ của Tư vấn Thiết Lập

    Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả... Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!