• CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ THIẾT LẬP

    Mang lại giá trị cho khách hàng là thành công của chúng tôi!

    Hotline tư vấn: 0977 349 780
  • Mang lại giá trị cho khách hàng là thành công của chúng tôi!

    Chi cục Thuế gửi cảnh báo hệ số K là gì?

    Chủ Nhật-01/12/2024 3:56

    Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp nhận được Email của cơ quan thuế quản lý gửi đến cảnh báo về hệ số K và yêu cầu đại diện doanh nghiệp lên cơ quan thuế giải trình để tháo gỡ cảnh báo rủi ro hóa đơn. Vậy hệ số K là gì, vì sao doanh nghiệp lại bị cảnh báo hệ số K, cách tính hệ số K và những lưu ý gì để doanh nghiệp không bị cảnh báo về hệ số K? Hôm nay, Tư Vấn Thiết Lập xin gửi đến quý bạn đọc bài viết phân tích về hệ số K quản lý rủi ro hóa đơn điện tử.

    Khách hàng cần hỗ trợ thủ tục giải trình với Cơ quan Thuế từ Tư Vấn Thiết Lập xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0977.349.780 (Zalo: Tôn Nguyễn)

    Hệ số K là gì?

    Hệ số K giúp cơ quan thuế kiểm soát rủi ro hóa đơn

    1. Khái niệm tổng quan về hệ số K

    Hệ số K là một hệ số giới hạn quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho Cơ quan thuế quản lý trong việc kiểm soát rủi ro hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp. Tổng cục Thuế đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống.

    – Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

    – Trên cơ sở đó, các trường hợp người nộp thuế (NNT) vượt ngưỡng sẽ được Cơ quan thuế quản lý cảnh báo và đưa vào danh sách quản lý.

    – Nếu hệ số K càng cao, nghĩa là doanh nghiệp xuất hóa đơn với giá trị lớn so với lượng hàng tồn kho và hàng mua vào, điều này tiềm ẩn rủi ro cao về việc xuất hóa đơn khống.

    2. Trường hợp khi doanh nghiệp xuất hóa đơn vượt giới hạn hệ số K

    – Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ có ngưỡng hệ số K khác nhau. Việc vượt quá ngưỡng này có thể dẫn đến các hậu quả như: Bị liệt vào danh sách doanh nghiệp cần giám sát; Bị yêu cầu giải trình & có thể bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi MST.

    – Khi hệ số K vượt ngưỡng quy định, cơ quan thuế quản lý sẽ phát đi cảnh báo hoá đơn và đưa vào danh sách quản lý theo quy trình:

    • Người bán: Nhận công văn yêu cầu giải trình hệ số K từ Cơ quan thuế quản lý.
    • Người mua: Nhận email từ Cơ quan thuế quản lý cảnh cáo doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp có rủi ro

    Cơ quan thuế sẽ xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn nếu đã xác minh là doanh nghiệp xuất hóa đơn khống thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

    Sử dụng chức năng tra cứu danh sách NNT cảnh báo để/xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định. Cơ quan thuế sử dụng chức năng đã có khi triển khai phần mềm HĐĐT để thông báo ngừng/tiếp tục sử dụng hóa đơn (đáp ứng quy định tại Điều 16, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

    Theo Công văn 2392/TCT-QLRR của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, theo đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống.

    Công thức tính hệ số K và Quy trình kiểm soát của Cơ quan Thuế

    1. Công thức tính hệ số K theo Công văn 2392/TCT-QLRR

    Công thức tính Hệ số K

    Hệ số K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra / (Tổng giá trị hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào)

    Trong đó:

    – K là tham số cảnh báo giám sát hóa đơn

    – Tổng giá trị bán ra là tổng giá trị hàng hóa bán ra chưa bao gồm thuế GTGT

    – Tổng giá trị hàng tồn kho là tổng giá trị hàng tồn kho

    – Tổng giá trị hàng hóa mua vào là tổng giá trị hàng hóa mua vào chưa bao gồm thuế GTGT

    Công văn 2392 về Quản lý hệ số K

    Công văn 2392 về Quản lý hệ số K
    Công văn 2392 về Quản lý hệ số K

     

    Phụ lục đính kèm Công văn 2392 về Quản lý hệ số K
    Phụ lục đính kèm Công văn 2392 về Quản lý hệ số K

    2. Quy trình kiểm soát hệ số K của Cơ quan thuế

    Nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm do xuất khống hóa đơn, Cơ quan thuế sẽ xây dựng một quy trình kiểm soát việc xuất hóa đơn điện tử của doanh nghiệp theo quy trình 5 Bước như sau:

    Bước 1: Hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế sẽ tự động tổng hợp giá trị tất cả hóa đơn điện tử bán ra của doanh nghiệp, sau đó sẽ tiến hành so sánh với tổng giá trị hàng hóa mua vào, kết hợp với dữ liệu tổng giá trị hàng tồn kho. Đây chính là cơ sở để Cơ quan thuế đưa ra tương quan hệ số K phản ánh tình trạng xuất hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

    Bước 2: Kiểm tra đối chiếu kết quả dựa trên hệ số K

    Bước 3: Thống kê các doanh nghiệp nằm trong ngưỡng vượt mức an toàn cần được giám sát quản lý hệ số K

    Bước 4: Gửi Email cảnh báo, liên hệ và tổ chức kiểm tra trực tiếp tại cơ sở các doanh nghiệp có trong danh sách quản lý

    Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm tra và gửi đánh giá về cho Tổng cục thuế.

    Một số lý do ảnh hưởng đến hệ số K và Lưu ý cho doanh nghiệp

    Một số lý do khiến doanh nghiệp vượt ngưỡng hệ số K

    1. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong mảng cung cấp dịch vụ do đó chi phí phần lớn là chi phí nhân công. Dẫn đến tổng giá trị hóa đơn đầu vào thấp vì hóa đơn đầu vào chủ yếu là các chi phí phụ trợ nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ.
    2. Doanh nghiệp có chi phí phần lớn là chi phí khấu hao máy móc, TSCĐ. Điển hình như các công ty xây dựng về hạ tầng giao thông, các công ty sản xuất có thiết bị máy móc dây chuyền hiện đại và giá trị cao…
    3. Doanh nghiệp mua hàng của cá nhân và lập bảng kê mẫu 01/TNDN điển hình như các công ty thu mua nông sản, chế biến bảo quản lương thực…
    4. Doanh nghiệp có lượng hàng nhập khẩu với tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động
    5. Doanh nghiệp bán hàng hóa có tỷ trọng lãi suất cao so với mặt bằng chung
    6. Doanh nghiệp khi mua hàng bị thiếu sót hoá đơn mua vào nhưng vẫn xuất hoá đơn bán ra dẫn đến việc âm kho, âm giá vốn… (Xem cách bảo vệ chi phí khi xuất hóa đơn bán ra mà chưa có hóa đơn mua vào tại bài viết: Cách bảo vệ chi phí khi hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra)

    Một số lưu ý để doanh nghiệp tránh rủi ro giải trình hệ số K

    1. Điều căn bản và đúng quy định của kế toán là doanh nghiệp phải luôn đảm bảo không xuất âm kho, tức là phải có đầy đủ hóa đơn đầu vào rồi mới xuất hóa đơn đầu ra bán hàng.
    2. Với những doanh nghiệp mua hàng hóa thường xuyên lập bảng kê mẫu 01/TNDN, cần tìm kiếm thêm một số nhà cung cấp có pháp nhân xuất được hoá đơn mua vào để không phải lập bảng kê.
    3. Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng với thực tế hoạt động phát sinh để cơ quan thuế có căn cứ đầy đủ chính xác cho việc tự động tính hệ số K theo ngành nghề, lĩnh vực phù hợp.

    Trên đây là một vài thông tin về Hệ số K trong quản lý rủi ro hóa đơn điện tử Tư vấn Thiết Lập đã tổng hợp và chắt lọc để gửi đến quý khách hàng và bạn đọc được biết.

    Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Thiết Lập là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ hồ sơ:

    Thủ tục Hủy MST TNCN do cá nhân có từ 2 MST trở lên

    Thủ tục Thay đổi thông tin MST cá nhân, cập nhật CCCD

    Thành lập Công ty trọn gói giá thấp nhất

    Thành lập Hộ kinh doanh cá thể trọn gói tại TP.HCM

    Khôi phục Mã số thuế Công ty

    Thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác Quận/Huyện hoặc Tỉnh/Thành phố

    Kế toán dịch vụ trọn gói

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Hotline liên hệ: 0977.349.780 – Zalo: 0977 349 780 (Tôn Nguyễn)

    Xin chân thành cám ơn quý khách hàng!

  • DỊCH VỤ

  • Dịch vụ của Tư vấn Thiết Lập

    Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả... Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!

  • DỊCH VỤ

  • Dịch vụ của Tư vấn Thiết Lập

    Với mục tiêu mang lại sự thuận tiện và giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những hồ sơ và thủ tục mà khách hàng tin tưởng giao phó. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về hồ sơ thủ tục pháp lý Đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán doanh nghiệp, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, các thủ tục về Thuế, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, quyền tác giả... Được khách hàng tin tưởng và hợp tác là niềm vinh dự và động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Xin chân thành cám ơn!